Dù thị trường có lúc thăng lúc trầm tuy nhiên giá bất động sản luôn tăng theo thời gian. Vì những yếu tố sau đây:
1. Dân số ngày càng tăng nhưng quỹ đất thì không đổi
Tổng diện tích đất trên cả nước không được “sinh” ra hoặc “nở” thêm. Thậm chí có một số nơi diện tích đất liền còn bị mất đi do tình trạng sạt lở, nước sông/ biển xâm lấn. Trong khi đó, dân số ngày càng tăng lên không ngừng, nhất là ở những nước thuộc “dân số trẻ” như Việt Nam. Từ đó làm cho nhu cầu sử dụng đất đai, nhà cửa tăng theo thời gian.
Ví dụ: một gia đình 4 thành viên thì có thể sử dụng căn nhà diện tích 100m2, nhưng nếu gia đình đó tăng lên 8 hay 10 người thì phải xây dựng thêm hoặc tách ra ở riêng. Đất ở gia tăng sẽ kéo theo quỹ đất dùng làm đường sá, trường học, bệnh viện, … phục vụ cư dân cũng phải tăng theo.
Đặc biệt tại các trung tâm đô thị lớn, các khu công nghiệp, tính khan hiếm của đất đai càng thể hiện rõ hơn. Đó là do có một lượng lớn dân cư từ các nơi khác đến làm việc; công ty, nhà máy được xây dựng thêm. Tất nhiên khi ấy, nhu cầu chỗ ở cho người dân ngày càng lớn. Vì thế, làm cho giá đất ngày càng đắt đỏ.
2. Là nhu cầu tất yếu của con người
Con người sống trên mặt đất vì vậy mọi thứ đều dính đến Bất động sản. Từ chỗ ở, văn phòng làm việc đến các trung tâm vui chơi giải trí, đều là Bất động sản. Do đó, đất đai nhà cửa luôn sát cánh cùng sự phát triển của con người. Gắn liền với những nhu cầu thiết yếu của con người.
Vì thế, giá trị sử dụng của Bất động sản là bền vững và không ngừng tăng trưởng theo thời gian. Góp phần xây dựng và phục vụ nhu cầu cần thiết của con người ngày một tốt hơn. Sẽ có lúc, giá Bất động sản chững lại hoặc đi xuống trong một thời gian. Điều đó là phù hợp với chu kỳ phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, sau đó lại phục hồi đi lên và sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới cao hơn.
Đơn cử như giá đất Quận 9 trong thời gian qua đã giảm so với lúc đỉnh điểm năm 2019 (có lô giảm từ 100 triệu đến khoảng 300 triệu tùy vị trí). Tuy nhiên, sắp tới khi Quận 9 triển khai một số dự án lớn thì chắc chắn giá đất nơi đây sẽ tăng trưởng trở lại.
3. Tâm lý tích sản ăn sâu vào tiềm thức của người dân
Từ trước đến nay, tâm lý sở hữu nhà cửa, đất đai vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của con người không riêng gì ở Việt Nam. Nhà đất trở thành kênh đầu tư lâu đời của người dân. Đây là kênh tích lũy tài sản bền vững, tạo ra nhiều giá trị về mặt tinh thần (khu vui chơi, nghỉ dưỡng, du lịch …) lẫn vật chất (trung tâm thương mại, khu dân cư …).
Vì mang tính tích lũy nên giá của Bất động sản luôn tăng theo thời gian (cả giá trị lẫn giá cả). Và mỗi năm giá Bất động sản lại ở một mặt bằng giá mới, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người sử dụng.
4. Chi phí liên quan đến đất đai ngày càng tăng cao
Ngoài ra, giá đất tăng còn do sự tăng trưởng của hàng loạt sản phẩm, chi phí khác liên quan. Có thể kể ra đây như là các loại thuế phí liên quan tới đất đai, chi phí đền bù giải tỏa làm hạ tầng, dự án, …. Còn có chi phí thuê nhân công tăng lên, giá vật tư leo thang, vốn vay làm hạ tầng tăng, cũng được cộng dồn vào giá đất.
Do các chi phí đầu vào hình thành nên Bất động sản này không ngừng đội lên nên giá đất tăng trưởng trong ngắn hoặc dài hạn là điều đương nhiên.
Lưu ý: Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân và chỉ mang tính tham khảo.